Nhà đất bán Nhà đất cho thuê Phòng cho thuê Tin tức Mở rộng
15/02/2022

Tầng trệt và những lưu ý khi thiết kế tầng trệt cho căn nhà của bạn

Tầng trệt và những lưu ý khi thiết kế tầng trệt cho căn nhà của bạn

Khi bước vào một căn nhà, tầng trệt là không gian đầu tiên tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà, đây thường là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Do đó, khi thiết kế cần lưu ý làm sao để vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa tạo được một không gian hợp lý, thoải mái nhất cho các thành viên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin hữu ích về tầng trệt mà bạn nên biết. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt là tầng đầu tiên của căn nhà, sát với mặt đất, cách gọi này thường thấy với những căn nhà gồm 2 sàn trở lên. Kế tiếp tầng trệt là các tầng 2, tầng 3, tầng 4,...

Trong thi công xây dựng, thường nghe khái niệm tầng và lầu. Trong đó, tầng trệt là cách gọi phổ biến tại miền Bắc, còn trong Nam người ta thường gọi tầng 1 là lầu 1.

Đối với tòa nhà cao tầng như chung cư, tầng trệt thường là sảnh lớn, siêu thị, nhà hàng,... Còn đối với công trình nhà ở, tầng trệt thường là không gian sinh hoạt chung của gia đình, nên cần lưu ý khi thiết kế để tạo không gian thoải mái, thuận tiện.

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

Đây là hai khái niệm mà nhiều người cho là giống nhau. Tuy nhiên, tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà, còn tầng lửng còn được gọi là gác xép là một tầng trung gian trong kiến trúc nhà. Đây không được tính là 1 tầng chính thức mà nó chỉ nằm giữa 2 tầng chính với chiều cao hạn chế, thường là 2,2m – 2,5m.

Với những ngôi nhà rộng lớn, thì tầng lửng được thiết kế để tạo ra khoảng không gian thoáng đãng, cũng như làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Với những ngôi nhà nhỏ, thì việc thiết kế tầng lửng làm tăng diện tích sử dụng, làm nơi sinh hoạt chung, nơi chứa đồ.

Với những ngôi nhà bị hạn chế chiều cao thì tầng lửng thường được sử dụng làm không gian chức năng như phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ.

Tầng trệt có độ cao bao nhiêu?

Chiều cao là yếu tố quan trọng trong thiết kế tầng trệt vì nó ảnh hưởng đến việc bố trí nội thất cũng như là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình.

- Với tầng trệt có chiều rộng lộ lớn hơn 20m thì tầng trệt có độ cao tối đa là 7m.

- Với tầng trệt có chiều rộng lộ trong giới hạn khoảng 7m – 12m thì chiều cao tầng trệt chỉ 5,8m.

- Với tầng trệt có chiều rộng lộ từ 3,5m trở xuống thì chiều cao tiêu chuẩn của tầng trệt chỉ 3,8m.

Những mỗi địa phương lại có quy chuẩn khác nhau, nhưng để ngôi nhà có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng thì chiều cao lý tưởng được nhiều gia đình sử cho tầng trệt đó là từ 3,6m – 4,5m. Nếu tầng trệt có chiều cao quá sẽ làm mất đi sự cân đối của ngôi nhà và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Chiều rộng tầng trệt

Chiều rộng tầng trệt cũng rất quan trọng trong thiết kế nội thất và bố trị không gian sinh hoạt cho cả nhà. Nên cần xác định được mục đích sử dụng của không gian tầng trệt để đưa ra những phương án thích hợp.

Tùy vào diện tích xây dựng sẽ ảnh hưởng đến chiều rộng của tầng trệt để có một không gian sử dụng phù hợp và thoải mái. Nếu diện tích sử dụng lớn, bạn có thể thiết kế tầng trệt thành nhiều phòng, còn diện tích tầng trệt bé thì bạn có thể sử dụng làm gara để xe.

Bạn cần phải lưu ý khi chọn gạch ốp lát cho không gian tầng trệt vì đây là nơi có độ ẩm cao, dễ bị đổ mồ hôi khi thời tiết giao mùa.

Một số thiết kế tầng trệt đẹp

Một không gian tầng trệt thoảng mát với khoảng không gian vườn ngay tron nhà.

Một không gian tầng trệt hiện đại đẹp đầy đủ tiện nghi.

Tầng trệt được sử dụng một phần làm không gian để xe.

Thiết kế tầng trệt có gác lửng làm tăng điện tích sử dụng cho không gian.

Không gian tầng trệt đơn gian những xanh mát với cây xanh.

Tầng trệt được thiết kế với khoảng không gian bếp ăn sang trọng và hiện đại.

-Cat-

Bình luận của bạn
Hotline: 0912748879