Mua nhà cuối năm có thể nói là quyết định nên cân nhắc kỹ càng vì đây là thời điểm hết sức nhạy cảm. Có những giao dịch cần nắm rõ khi quyết định mua nhà cuối năm.
Các chuyên gia bất động sản đã cảnh báo 3 kiểu giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất hiện nay mà người mua nhà cuối năm nói riêng và giới đầu tư nói chung cần tránh, để tránh rơi vào tình trạng mất tiền oan lúc nào không hay.
Kinh nghiệm mua nhà cuối năm: Bán "lúa non"
Hiện nay, có không ít dự án bất động sản vẫn rao bán trong khi pháp lý, quy hoạch chưa hoàn thiện. Mặc dù, trong quy định của pháp luật đã có những điều khoản để bảo vệ, để phòng rủi ro dành cho người mua nhưng tình trạng "bán lúa non" vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước.
Theo Luật Đất đai, có điều khoản quy định rất rõ, chính quyền cơ sở là nơi đầu tiên phát hiện và ngăn chặn sai phạm. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những trường hợp doanh nghiệp san lấp, phân lô bán nền trên diện tích rộng lợn mà chính quyền không bận tâm, không có bất cứ hành động quyết liệt nào.
Bên cạnh đó, về mặt chủ quan thường xuất phát từ tâm lý nôn nóng muốn nhanh chóng mua được nhà đất vị trí đẹp, giá tốt. Còn yếu tố khách quan, xuất phát từ các chủ đầu tư quảng cáo rầm rộ thông tin dự án bằng nhiều kênh tiếp thị để thu hút được lượng khách hàng đông đảo nhưng không có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các dự án chưa đủ điều kiện mở bán.
Kinh nghiệm mua nhà cuối năm: Mua bán theo hình thức đặt cọc
Hiện nay, trên thị trường bất động sản xuất hiện nhiều dự án chưa đủ điều kiện mở bán, nhưng chủ đầu tư mạnh dạn mở bán bằng cách nhận cọc giữ chỗ. Liệu việc làm này từ phía chủ đầu tư có trái với pháp luật, người mua nhà có phải đối mặt với những rủi ro về sau hay không?
Đặt cọc nhà đất, bạn cần phải hết sức cẩn thận, tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin về dự án để tránh rơi vào tình trạng tiền đã đóng nhưng mãi không có nhà để ở.
Đặt cọc là hình thức thăm dò nhu cầu về dự án mới tung ra thị trường. Từ đây, người mua sẽ phải cọc một khoản tiền dao động từ 50 triệu - 200 triệu (tùy dự án) để sở hữu được bất động sản ưng ý, chủ đầu tư sẽ thu về được một khoản tiền được xem là nguồn vốn trong quá trình tiến hành xây dựng.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà, tránh việc chủ đầu tư nhận tiền nhưng dự án vẫn "đắp chiếu" từ năm này qua năm khác, Luật Kinh doanh Bất động sản đã quy định, chủ đầu tư phải hoàn thiện xong phần móng, có ngân hàng bảo lãnh và Sở Xây dựng cấp phép xây dựng mới đủ điều kiện bán.
Thế nhưng, trong quá trình xây dựng, có một số doanh nghiệp gặp vấn đề về giấy tờ hoặc nguồn lực không đủ mạnh nên không thể tiếp tục. Cứ thế, 3,4 năm khách hàng mong ngóng dự án rục rịch, có sự hồi sinh trong vô vọng.
Kinh nghiệm mua nhà cuối năm: Không hình thành đơn vị ở
Trong những năm gần đây, có những đợt thanh tra, các dự án có mục đích sử dụng đất là đất không hình thành đơn vị ở đang dần chuyển đổi lại mục đích ban đầu.
Hình thức mua bán này được hiểu là những dự án được quảng bá đạt chuẩn cao cấp, hạng sang như biệt thự biển, resort, codotel,...
Hình thức mua bán không hình thành đơn vị nhà ở có thể mang đến nhiều rủi ro không lường trước.
Song, cũng chính vì khái niệm "đất không hình thành đơn vị ở" có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch, quản lý đất đai trên địa bàn đối với những cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, từ trước tới nay, có không ít khu du lịch, khu biệt thự nghỉ dưỡng đã cho phép cấp đất nhà ở không hình thành đơn vị ở.
Theo đó, những khách hàng mua condotel, biệt thự biển gắn liền với quyền sử dụng đất tại các khu đô thị không hình thành đơn vị ở được sử dụng ổn định và dài hạn. Nhiều dự án condotel, cộng đồng dân cư đã hình thành, sinh hoạt như những khu căn hộ chung cư bình thường. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền, quá tải hạ tầng, phá vỡ quy hoạch đô thị.
Bạn đang theo dõi bài viết 3 kiểu giao dịch cần nắm rõ khi quyết định mua nhà cuối năm. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định vào những ngày cuối năm sắm ngay căn hộ giá tốt, bạn có thể tham khảo